Hotline tư vấn miễn phí

Chiết xuất cỏ Mần trầu và những công dụng của nó

31/01/2023 14:27 UTC - Lượt xem: 1266

Mần trầu là một loại cây lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do đó chiết xuất từ cây mần trầu vô cùng an toàn, được sử dụng trên nhiều loại da. Đặc biệt có thể dùng trên da mụn, da nhạy cảm. Công dụng: giảm gàu, rụng tóc, hạn chế mọc tóc bạc, làm dịu các bệnh ngoài da. Có ứng dụng: sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cùng Mela đi vào tìm hiểu ngay về Chiết xuất cỏ Mần Trầu!

Chiết xuất cỏ Mần trầu và những công dụng của nó

Mần trầu là một loại cây lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do đó chiết xuất từ cây mần trầu vô cùng an toàn, được sử dụng trên nhiều loại da. Đặc biệt có thể dùng trên da mụn, da nhạy cảm. Công dụng: giảm gàu, rụng tóc, hạn chế mọc tóc bạc, làm dịu các bệnh ngoài da. Có ứng dụng: sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cùng Mela đi vào tìm hiểu ngay về Chiết xuất cỏ Mần Trầu!

Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-1

Cỏ Màn Trầu

Thông tin về Cỏ Mần Trầu

Tên INCI: Eleusine indica

Nhóm công dụng: Trị gàu, ngăn rụng tóc, nấm da đầu, sáng da

Những thành phần hóa học trong cỏ mần trầu:

  • Cỏ mần trầu có tính bình, vị đắng và không độc, trong cỏ có rất nhiều thành phần dược tính có lợi cho sức khỏe.
  • Phần thân cây mần trầu chứa nhiều thành phần hóa học như palmitoyl và bêta sitosterol, còn phần là và hoa tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa Flavonoid.
  • Ngoài ra, trong cỏ mần trầu còn có nhiều những chất biến dưỡng như Coumarin, Saponin, Phenol, ……có tác dụng lớn trong điều trị bệnh lý, đặc biệt chất tannin là thành phần kháng khuẩn rất tốt.

Tác dụng của cỏ mần trầu:

  • “Cây cỏ mần trầu có tác dụng gì?” Theo các nghiên cứu khoa học, cây cỏ mần trầu chứa các thành phần hóa học mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.
  • Cụ thể, cành và lá tươi của cây chứa flavonoid, phần trên mặt đất của cỏ mần trầu chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl – β – sitosterol, dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl.
  • Tác dụng của cây cỏ mần trầu đã được nghiên cứu cả theo Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-2

Cỏ Màn Trầu

Tác dụng cây cỏ mần trầu trong Y Học Cổ Truyền:

  • Trong Y Học Cổ Truyền, cỏ mần trầu có tính mát, vị ngọt hơi đắng và tác dụng trị ho, mát gan và lợi tiểu.

Tác dụng cây cỏ mần trầu trong Y Học Hiện Đại:

  • Tác dụng hạ sốt, kháng viêm: Hoạt chất C-glycosylflavones trong cây cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng kháng viêm hiệu quả trên đường hô hấp ở chuột mắc viêm phổi hoặc cúm. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị sốt cho thấy, dịch chiết từ cây cỏ mần trầu (liều 600 mg/kg) có tác dụng hạ sốt tương đương với liều điều trị bằng acetylsalicylic (liều 100 mg/kg). Cơ chế của tác dụng giảm sốt được cho là do dịch chiết từ cỏ mần trầu giúp ức chế biểu hiện cyclooxygenase-2, từ đó ức chế quá trình sinh tổng hợp PGE2;
  • Tác dụng hạ huyết áp: Các nhà khoa học đã chứng minh, dịch chiết từ cỏ mần trầu cho tác dụng hạ huyết áp tương đương với Lorsatan (liều 12.5 mg/kg) trên chuột được gây tăng huyết áp bởi L – NAME (chất gây tăng huyết áp do ức chế sản sinh NO);
  • Tác dụng kháng khuẩn: Cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ từ thấp đến vừa đối với các loại vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Salmonella choleraesuis;
  • Tác dụng bảo vệ chức năng thận: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được tiêm L – NAME cho thấy nhóm chuột được điều trị với dịch chiết cỏ mần trầu liều 200 mg/kg cho hiệu quả tương đương trong kiểm soát các chỉ số urea, createnine, ion K+ và ion Na+ so với nhóm chuột điều trị bằng Lorsatan liều 12.5 mg/kg. Qua đó cho thấy cỏ mần trầu có tác dụng bảo vệ chức năng thận;
  • Tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì cho thấy nhóm chuột được điều trị với cao chiết cỏ mần trầu trong dung môi hexan có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, giảm nồng độ LDL – cholesterol và tăng nồng độ HDL – cholesterol so với nhóm chuột đối chứng. Bên cạnh đó, các chỉ số ALT, AST trên nhóm chuột điều trị cũng được cải thiện. Qua đó cho thấy tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu của cỏ mần trầu.

Còn được gọi là Thanh tâm thảo, Ngưu cân thảo, Cỏ chì tía, Cỏ vườn trầu, có tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaertn – thuộc họ Lúa (Poaceae). Cỏ mần trầu thuộc loại cây thảo nhỏ sống hàng năm và có những đặc điểm sau đây:

  • Cây mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bò dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm;
  • Lá cây hình dải nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẵn và bẹ lá mỏng có lông, lá cây xếp thành hai dãy cách nhau;
  • Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngọn, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa;
  • Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Mùa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5 – 7.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-4

Cỏ Màn Trầu

Cần lưu ý cây cỏ mần trầu thường dễ bị nhầm lẫn với cây cỏ chân vịt – có tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium (L.) Richt, cùng thuộc họ Lúa (Poaceae). Tuy nhiên cây cỏ chân vịt mọc thấp hơn và không có bông tách rời.

Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao.

Cỏ mần trầu con mọc từ hạt và xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau mùa ra hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Tại những vùng địa hình núi cao với thời tiết mưa ẩm khác nhau, cây cỏ mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm.

Cỏ mần trầu trong các bài thuốc chữa bệnh:

Công dụng của cỏ mần trầu trong điều trị bệnh được thể hiện qua các bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Dùng 500g cây cỏ mần trầu rửa sạch, giã nát và thêm một bát nước sôi để nguội vào, lọc lấy nước thuốc cốt và thêm một ít đường vào uống. Dùng bài thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.
  • Bài thuốc chữa sốt cao: Dùng 120g cây cỏ mần trầu tươi, thêm 600ml nước vào sắc đến khi còn 400ml thể tích thuốc thì ngưng. Nước thuốc thu được thêm một ít muối và chia làm nhiều lần uống trong 12 giờ.
  • Bài thuốc chữa viêm da, vàng da: Dùng 60g cỏ mần trầu tươi và 30g sơn chi ma. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được chia thành các lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn: Dùng 60g cỏ mần trầu và 10 cái cùi vải. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được chia thành các lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa tiểu tiện vàng ít, người mẩn đỏ, sốt nóng: Dùng 16g cỏ mần trầu và 16g cỏ tranh sắc với nước. Nước thuốc thu được chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc phòng viêm màng não truyền nhiễm: Dùng 30g cỏ mần trầu sắc uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục uống thêm 3 ngày nữa.
  • Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, an thai: Dùng 8g mỗi loại dược liệu gồm cỏ tranh, cỏ mực, rau má, ké đầu ngựa, cam thảo đất, mần trầu, 2g gừng tươi, 4g củ sả và 4g vỏ quýt. Hỗn hợp dược liệu được sắc với nước và dùng uống trong ngày.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-4

Cỏ Màn Trầu

Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu
Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu trong điều trị bệnh như sau:

  • Cỏ mần trầu là loại cây mọc hoang dại, chứa nhiều bụi bẩn bám vào nên cần làm sạch trước khi sử dụng;
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ mần trầu trong điều trị bệnh, đặc biệt là ở người mắc bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền;
  • Thận trọng khi dùng dược liệu ở người bệnh có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ;
  • Không dùng dược liệu trong thời gian dài hay lạm dụng dược liệu.
  • Như vậy, cây cỏ mần trầu là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, cỏ mần trầu có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Bảo quản Cỏ mần trầu:

  • Thường bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc.

Khái niệm về chiết xuất Cỏ Mần Trầu:

  • Cỏ mần trầu là loại cỏ mộc mạc nhưng vốn là cây dược liệu quý mọc hoang ven sông hay khắp trên đồng ruộng. Dưỡng chất quý trong cỏ mần trầu có tính kháng khuẩn cao, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-5

Cỏ Màn Trầu

Đặc điểm
Cỏ mần trầu thuộc họ hàng nhà lúa, mọc thành bụi, cao trung bình từ 20 – 40cm.

  • Thân mọc thẳng, màu xanh nhạt, nhẵn bóng, phân nhánh từ gốc
  • Lá mần trầu thuôn dài nhỏ dần ở ngọn, mọc so le nhau, mặt trên có lông ráp rất ngắn, mặt dưới lá màu xanh đậm, gân lá nổi rõ ở mặt dưới
  • Hoa xếp thành 2 dãy so le thành 5 -7 gié ( dài khoảng 7-9 cm)
  • Quả hình trứng hoặc bầu dục, màu xanh bóng dài 1 -1.5 cm
  • Rễ trùm, màu trắng hoặc vàng nhạt

Công dụng của Cỏ Mần Trầu:

  • Ngăn ngừa mẩn ngứa da đầu và rụng tóc
  • Đẩy lùi quá trình tóc bạc sớm
  • Giúp giảm thiểu tình trạng tăng gàu trên da đầu.
  • Ngăn ngừa mẫn ngứa da đầu.
  • Giúp tóc suôn mượt, mềm mại và giảm rối tóc.
  • Làm sạch nhẹ nhàng ở vùng kín
  • Giúp làn da sáng mịn tươi sáng
  • Ngoài ra, cỏ mần trầu còn có tác dụng chữa bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa, ghẻ lỡ giúp làm mịn mát làn da.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-6

Cỏ Màn Trầu

Ứng dụng trong mỹ phẩm:

  • Chiết xuất cỏ mần trầu được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu tươi
Chuẩn bị:

  • 200g cỏ mần trầu tươi
  • 1-2 lít nước sạch

Cách làm:

  • Rửa sạch cỏ mần trầu, sau đó đun sôi với nước trong khoảng phút.
  • Lưu ý, để nhỏ lửa và đun đến khi lượng nước còn 1 nửa là được.
  • Tiếp theo, bạn lọc lấy phần nước và bỏ đi phần bã. Phần nước này có thể sử dụng được 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sau khi gội đầu, dùng khăn lau để tóc bớt ướt nhưng vẫn còn ẩm.
  • Thoa nước cỏ mần trầu lên tóc và da đầu, xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút rồi xả sạch lại với nước.
  • Nên sử dụng 2-3 lần/tuần.

Trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu, vỏ bưởi và bồ kết:
Trong vỏ bưởi có chứa các vitamin (A, C, B, E…), hoạt chất naringin, spermidine… giúp thúc đẩy lưu thông máu đến da đầu, kích thích tóc mọc. Trong khi đó, bồ kết với thành phần chính là saponin sẽ giúp làm sạch da đầu, kháng khuẩn. Kết hợp bộ 3 cỏ mần trầu, vỏ bưởi và bồ kết sẽ giúp hiệu quả giảm rụng tóc tăng cao hơn.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm cỏ mần trầu
  • Một vài lát vỏ bưởi đã rửa sạch
  • 4-5 quả bồ kết đã nướng

Cách làm:

  • Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ ngập.
  • Đun sôi trong khoảng 5 đến 10 phút rồi lọc lấy nước, bỏ phần bã.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sau khi gội đầu, sử dụng phần nước này thay cho dầu xả, sau đó gội sạch lại lần nữa với nước.
  • Lưu ý, có thể sử dụng lược thưa để tinh chất được thấm đều vào từng sợi tóc.
  • Có thể thực hiện 3 lần/tuần.
Chiet-xuat-co-Man-trau-va-nhung-cong-dung-cua-no-4

Cỏ Màn Trầu

Trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu và hương nhu

Hương nhu chứa eugenol và một số hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cao, bảo vệ da đầu khỏi các loại vi khuẩn gây hại. Khi kết hợp cỏ mần trầu và hương nhu sẽ giúp ngăn ngừa gàu, nấm, giảm gãy rụng.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm cỏ mần trầu
  • Một ít cỏ hương nhu

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu và cho vào nồi.
  • Đổ nước ngập và đun sôi nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút.
  • Bỏ đi phần bã đi, lọc và sử dụng phần nước trong.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sau khi gội đầu, xả sạch tóc với nước sạch lần 1.
  • Sau đó sử dụng phần nước cỏ mần trầu vừa nói để xả sạch tóc lần 2.
  • Lưu ý, trong lần xả này cần mát xa nhẹ nhàng để tinh chất trong thảo dược có thể thấm đều vào từng sợi tóc.
  • Áp dụng cách làm này 2-3 lần/tuần.

Trên đây là các thông tin về Cỏ Mần Trầu và Chiết xuất cỏ Mần Trầu cho các bạn cùng đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi Mela!

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    11/02/2023 | Cẩm nang
    Tóc bạc sớm là tình trạng không chỉ gặp phải ở những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng bạc tóc sớm? Trong bài viết dưới đây, Mela sẽ bật mí cho bạn những cách làm tóc đen tự nhiên siêu đơn giản, hiệu quả và cực kỳ an toàn, giúp mái tóc ngày một chắc khỏe, đen bóng. Cùng theo dõi nhé!
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Chăm sóc làn da của bạn nên là một phần thiết yếu của chế độ sức khỏe của bạn. Xét cho cùng, nó là cơ quan lớn nhất của cơ thể bạn. Cùng Mela tìm hiểu về 4 loại Vitamin tốt nhất cho làn da của bạn qua bài viết dưới đây nhé.
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Từ lâu, nghệ đã được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp bởi tác dụng thần kỳ mà nó đem lại. Chính vì thế, hãy cùng Mela tìm hiểu về chiết xuất Nghệ và tất tần tật mọi điều bạn cần biết qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Với mật độ nắng nóng và oi bức của mùa hè, làn da bạn có thể bị mất nước, khô, sạm màu, làm tăng tình trạng mụn trứng cá, thâm và sẹo mụn. Không phải ai cũng biết cách duy trì làn da sáng khỏe trong mùa hè.
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Làm đẹp da để tự tin, xinh đẹp và giữ gìn nét đẹp thanh xuân lâu dài luôn là mong ước của chị em phụ nữ. Thay vì sử dụng các loại hóa chất, mỹ phẩm đắt tiền và tốn kém, xu hướng làm đẹp từ các nguyên liệu tự nhiên như: Nước vo gạo, trứng, mật ong, nha đam, sữa chua,… an toàn mà hiệu quả. MELA sẽ bật mí 10 bí quyết dưỡng da mặt mà bạn không nên bỏ qua.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, tác hại của tia UV và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của bạn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều được giải quyết khi áp dụng 7 mẹo chăm sóc da từ chuyên gia.

    Nhiệt độ tăng cao trong những tháng mùa hè, kết hợp với độ ẩm và nắng nóng, có thể làm tăng hoạt động của các tuyến bã nhờn. Điều này khiến da dầu tiết dầu nhiều hơn và da khô trở nên thô ráp.

    Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, sắc tố melanin tiết ra nhiều hơn, làm thay đổi màu da, thậm chí là sạm da. Hơi nóng cũng có thể khiến lỗ chân lông mở ra nhiều hơn, có thể bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu, vi khuẩn gây mụn và các vết thâm trên mặt.‏
    ‏Dưới đây là 7 mẹo chăm sóc da trong mùa hè từ chuyên gia.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Bạn đã bao giờ nhận thấy làn da của mình phản ứng như thế nào với sự thay đổi của các mùa trong năm? Nếu vậy, bạn có thể nhận thấy rằng da của bạn thường có vẻ trở nên khô hơn và bong tróc hơn trong những tháng mùa đông lạnh hơn. Cùng Mela tìm hiểu về da khô và mẹo chống khô da vào mùa đông qua bài viết dưới đây nhé.
    - không khí lạnh
    - nhiệt độ khô trong nhà
    - độ ẩm thấp
    - gió mùa đông khắc nghiệt
    Đều có thể làm mất độ ẩm trên da của bạn. Điều này có thể khiến làn da của bạn trông kém rạng rỡ hơn rất nhiều so với bình thường – không chỉ trên khuôn mặt của bạn mà còn cả bàn tay, bàn chân và các vùng khác tiếp xúc với các yếu tố này.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Một mái tóc mượt mà, chắc khỏe là mong ước của không ít chị em phụ nữ. Môi trường ô nhiễm hiện nay cùng tình trạng sử dụng nhiều hóa chất,… khiến cho mái tóc hư tổn, gãy rụng. Không cần phải tới salon để dưỡng tóc, chỉ với các bước chăm sóc tóc tại nhà đơn giản dưới đây, bạn sẽ sở hữu mái tóc đẹp mềm mại như mong muốn. Hãy cùng Mela tìm hiểu nguyên nhân làm tóc hư tổn cũng như tìm hiểu 9 cách chăm sóc tóc nhanh dài qua bài biết dưới đây nhé.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Bài viết dưới đây, Mela chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về hóa chất Coco diethanolamide. Hóa chất này có những công dụng gì trong đời sống và làm đẹp. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
  •  
     
    07/02/2023 | Cẩm nang
    Trong cuộc chiến chống lại mụn, có một số thành phần mà bạn nên biết và không nên bỏ qua. Axit salicylic là chất đứng đầu danh sách đó. Nói một cách đơn giản, axit salicylic là một trong những kẻ thù lớn nhất của mụn trứng cá. Vậy, axit salicylic có tác dụng gì đối với da. Đâu là cách tốt nhất để tận dụng lợi ích của nó? Để tìm hiểu, Mela đã tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận để giúp phân tích chính xác axit salicylic là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Ai nên và không nên sử dụng nó cũng như lý do tại sao nó lại là thành phần nền tảng trong cuộc chiến chống lại mụn.