Hotline tư vấn miễn phí

Tất tần tật thông tin bạn cần biết về chiết xuất Hoàng Liên

04/02/2023 17:36 UTC - Lượt xem: 2420

Chiết xuất Hoàng Liên có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào cho an toàn? Hãy cùng Mela tìm hiểu những thông tin quan trọng mà mọi người cần phải nắm rõ trước khi có ý định sử dụng chiết xuất Hoàng Liên. Cùng theo dõi nhé!

Những thông tin tổng quan về cây thuốc hoàng liên

MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-8

cây thuốc hoàng liên

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây Hoàng Liên trong rất nhiều tài liệu y học với những thông tin sau:

  • Tên gọi khác: Chi liên, vương chi liên, thượng thảo, cây sâm hoàng liên, hoàng liên chân gà,…
  • Tên khoa học: Coptis teeta Wall
  • Thuộc họ: Hoàng Liên (Tên khoa học là Ranunculaceae)

Đặc điểm thực vật

Hoàng Liên là loại cây mọc hoang thường thấy ở những vùng núi. Thế nhưng loài cây này rất dễ nhận biết với những loài cây khác bởi những đặc điểm nổi bật sau:

  • Thuộc loài cây thân thảo. Sống lâu năm và thân thấp khoảng 30 cm.
  • Lá cây có cuống dài từ 8 – 20cm, mọc trực tiếp từ gốc. Mỗi phiến lá sẽ có từ 3 – 5 lá chét, được chia thành nhiều thùy xẻ sâu. Mép lá có hình răng cưa với màu xanh mướt.
  • Khoảng tháng 2 – 4 là thời điểm cây ra hoa. Hoa Hoàng Liên thường mọc thành từng cụm nhỏ 3 – 5 bông từ đầu cành. Hoa có màu vàng lục vô cùng bắt mắt.
  • Mỗi bông hoa sẽ có 5 cánh nhỏ cùng nhiều nhụy.
  • Từ tháng 3 – 6 là thời điểm cây kết quả. Quả Hoàng Liên sẽ có màu vàng, bên trong chứa chừng 10 hạt màu nâu đen hoặc lục xám.
  • Rễ Hoàng Liên thuộc loại rễ chùm, có hình trụ dài, màu vàng nhạt hoặc màu nâu. Khi cây trưởng thành, rễ sẽ phát triển thành củ có hình tựa như chân gà.

Khu vực phân bố chủ yếu

  • Hoàng Liên là loại cây dại, mọc và phát triển tương đối phổ biến ở nước ta. Loại cây này sinh trưởng tốt nhất ở những vùng núi cao. Chẳng hạn như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Sapa,… Ngoài ra, cây Hoàng Liên chân gà cũng là loại cây có giá trị sử dụng và giá trị khai thác rất cao. Vậy nên được trồng nhiều ở các vườn dược liệu trên cả nước. Đặc biệt là ở vườn dược liệu Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
  • Các nhà khoa học đã phân loại được 3 chi Hoàng Liên. Bao gồm Coptis chinensis chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Thiểm Tây. Coptis deltoidea chủ yếu ở Tứ Xuyên và Coptis teeta phân bố Vân Nam, Tây Tạng hoặc Miến Điện. Coptis chinensis là loại được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, phân chi được nghiên cứu và tổng hợp nhiều nhất.
  • Rễ Hoàng Liên chứa nhiều berberine, methyl berberine, palmatine, jatrorrhizine. Thêm các thành phần axit bao gồm axit ferulic và axit chlorogen. Rễ sợi có chứa berberine lên đến 5%, lá Coptis chinensis chứa berberine từ 1,4% đến 2,9%.
  • Công dụng chính của Hoàng Liên là để thanh nhiệt tả hỏa. Hiện nay, Hoàng Liên có chứa 128 thành phần hóa học đã được phân lập và xác định. Các ancaloit là thành phần đặc trưng, cùng với axit hữu cơ, coumarin, phenylpropanoids và quinone.
  • Các hoạt chất này được chứng minh là có lợi cho nhiều bệnh. Bao gồm kháng khuẩn, chống virus, kháng nấm, trị đái tháo đường, gan nhiễm mỡ và có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Bên cạnh đó, Berberine là thành phần hoạt động quan trọng nhất và cũng chính là thành phần độc hại chính của Hoàng Liên. Nói chung, vị thuốc này thuộc dạng hạ nhiệt cực đại.
  • Ngoài ra, Hoàng Liên còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm khác nhau trong suốt hơn một nghìn năm qua.
  • Thảo dược này còn có chức năng thanh nhiệt mạnh hơn là tả hỏa. Làm khô ẩm và giải độc theo lý thuyết y học cổ truyền. Cho đến nay đã có hơn 32000 thang thuốc y học cổ truyền có chứa Hoàng Liên được bào chế thành nhiều dạng khác nhau.

Một số loài cây dễ gây nhầm lẫn

MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-7

cây thuốc hoàng liên

  • Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực vật mang tên Hoàng Liên. Nhưng trên thực tế chúng lại là những loại hoàn toàn khác biệt. Khi thu hái và sử dụng, người dùng cần phải biết phân biệt chính xác để tránh nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loài cây có thể gây nhầm lẫn:
  • Cây Hoàng Liên gai: Loài cây này thường xuất hiện nhiều ở vùng núi Sapa (Lào Cai). Cao chừng 2 – 3m, có thân màu vàng xám nhạt, dưới mỗi nách lá đều có gai 3 nhánh. Hoàng Liên gai cũng là một vị thuốc đông y. Tuy nhiên chúng có công dụng, cách dùng khác hoàn toàn với cây Hoàng Liên.
  • Cây hoa dây leo Hoàng Liên: Hay còn có tên gọi khác là lạc tiên. Thuộc loài thân leo với chiều dài có thể lên đến 7 – 10m. Chúng có nhiều nét tương đồng với cây chanh leo. Hoa dây leo Hoàng Liên có nhiều màu sắc sặc sỡ như tím, hồng đậm và trắng. Chính vì thế, chúng chủ yếu được trồng làm cảnh chứ không có công dụng trong điều trị bệnh.
  • Cây Hoàng Liên ô rô: Đây là loại cây thân bụi có chiều cao từ 2 – 3m. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác như cây mật gấu, hoàng mật,… Tác dụng của cây Hoàng Liên ô rô cũng có nhiều điểm tương đồng với cây Hoàng Liên. Nhưng đặc điểm thực vật và cách dùng lại không hề giống nhau.

Thu hoạch và bào chế cây Hoàng Liên

  • Bộ phận được thu hái nhiều nhất ở cây Hoàng Liên là phần củ, rễ. Bởi trong chúng có chứa hàm lượng dược tính cao nhất. Các bộ phận khác thường được ứng dụng ít hơn trong việc điều trị bệnh.
  • Để thu được chất lượng dược liệu tốt nhất thì nên thu hoạch Hoàng Liên vào mùa đông, khi cây được 2 – 3 năm tuổi. Rễ cây nằm sâu trong lòng đất nên khi thu hoạch cần đào sâu, tránh làm đứt gãy hay bỏ sót dược liệu.

Sau khi thu hoạch, người dùng cần rửa sạch tạp chất và bụi bẩn. Sau đó ủ khoảng từ 1 – 2 tiếng cho mềm rồi tiến hành bào chế để có thể sử dụng trong thời gian dài. Bạn có thể bào chế theo những cách dưới đây:

  • Cách 1: Phơi khô để nguyên củ. Đem dược liệu đi phơi khô trong bóng mát khoảng 1 – 2 tháng cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Cách 2: Cắt dược liệu thành những lát mỏng. Sau đó phơi trong bóng mát cho khô để bảo quản dùng dần.
  • Cách 3: Dược liệu đem đi cắt mỏng, phơi âm can (không phơi trực tiếp dưới nắng). Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ. Sau đó sao với rượu hoặc hạ thổ để dùng.
  • Cách 4: Cây Hoàng Liên ngâm rượu cũng là một trong những cách bào chế phổ biến hiện nay. Cứ mỗi 2 – 3 kg dược liệu tươi ngâm cùng khoảng 10 lít rượu 40 – 42 độ. Ủ càng lâu rượu sẽ càng thơm ngon. Mỗi ngày dùng khoảng 40 – 50 ml. Chia thành 2 – 3 lần sau ăn hoặc kết hợp trong bữa ăn.
MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-6

cây thuốc hoàng liên

Hoàng Liên dùng để làm gì?

  • Chắc hẳn có rất nhiều người không khỏi bất ngờ khi loài cây dại này thực chất lại là một trong những dược liệu quý trong Đông y với rất nhiều công dụng. Chẳng hạn như: điều trị bệnh về đường tiêu hóa, kháng viêm, ho gà,…
  • Từ lâu, cây Hoàng Liên đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh tiêu hóa, chứng khó tiêu và bệnh về túi mật. Ngoài ra, cây Hoàng Liên còn có thể dùng làm thuốc an thần mức nhẹ và giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản hoặc ho gà.
  • Dạo gần đây, chiết xuất Hoàng Liên được sử dụng rất phổ biến. Chúng có tác dụng giúp an thần và chữa các bệnh về túi mật. Vị thuốc này còn được dùng để chữa các bệnh ngoài da và hỗ trợ quá trình giảm cân. Rễ cây Hoàng Liên còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi nhổ răng.

Cơ chế hoạt động của Hoàng Liên là gì?

  • Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh tác dụng của loại thuốc này. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá của cây Hoàng Liên có tới 20 loại alkaloid. Chẳng hạn như benzophenanthridines, protoberberines và các dẫn xuất của axit hydroxycinnamic. Tuy nhiên thành phần cụ thể nào có khả năng chống co giật thì đến nay vẫn chưa thể xác định.

Cây hoàng liên có tác dụng gì đối với sức khỏe?

  • Hoàng Liên hay còn được gọi là “sâm Hoàng Liên” bởi chúng mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, được coi như một loại nhân sâm của người Việt. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cây Hoàng Liên có thể chữa được những bệnh gì:

Theo y học cổ truyền

Theo Bản Kinh để lại, cây thuốc Hoàng Liên có vị đắng, tính hàn và không chứa độc tố. Quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị và Đại trường. Những dược tính này đã khẳng định rằng Hoàng Liên là một loại thảo dược vàng cho sức khỏe với những công dụng nổi bật sau:

  • Tả hóa, táo thấp, khứ nhiệt độc, sát trùng.
  • An tâm, chỉ mộng di, trấn can.
  • Chủ trị các chứng như tâm hỏa thịnh, miệng lở, nôn mửa, kiết lỵ, thấp chẩn, thương hàn,…

Theo y học hiện đại

  • Các nghiên cứu của Học viện Y học cổ truyền đã chỉ ra rằng trong cây Hoàng Liên chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Điển hình trong đó phải kể đến như Berberin, Alkaloid, Ethanol, Palmatin, Columbamine, Coptisine Coptisine,… Đặc biệt, hoạt chất Berberin chiếm đến 5.56 – 7.25% trong Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại và giúp kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tác dụng cây Hoàng Liên đã được chứng minh gồm:

  • Ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn như : Shigella, liêu cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… và một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Điều trị ho gà, hạ huyết áp, ngăn ngừa tăng giãn mạch, phòng các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
  • Tăng cường chức năng của mật, kích thích vỏ não khi sử dụng với liều lượng phù hợp.
  • Chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Trị mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay, giải độc, thanh nhiệt.
  • An thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, hay hồi hộp,…
MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-5

cây thuốc hoàng liên

Bài thuốc từ cây Hoàng Liên sử dụng phổ biến trong Đông y

  • Cũng như nhiều loại thảo dược khác, Hoàng Liên cần phải được kết hợp cùng với nhiều loại dược liệu khác để đạt được hiệu quả tốt nhất đối với từng chứng bệnh cụ thể. Dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 12gr Hoàng Liên tán bột chia thành 3 phần bằng nhau. Uống đều đặn 3 lần mỗi ngày.
  • Mỗi lần lấy bột dược liệu hãy hòa tan với nước ấm để uống. Có thể cho thêm một lượng mật ong vừa đủ để tăng độ thơm ngon.

Bài thuốc nổi mề đay, mờ vết chàm

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như: Cây Hoàng Liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, khổ sâm, mộc thông mỗi vị 12gr, sinh đọa, mã đề mỗi vị 16gr, bạch tiễn bì, phục linh, trương truật mỗi vị 8gr cùng với 4gr bạc hà.
  • Sắc thuốc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cô cạn còn phân nửa thì chắt lấy nước. Chia thành 3 lần à sử dụng trong ngày.
  • Sử dụng đều đặn 1 thang thuốc mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc giúp trị nhiệt, lở miệng

  • Chuẩn bị: Hoàng Liên, cam thảo và ngũ vị tử.
  • Các dược liệu đem đi sắc kỹ cho đến khi cô cạn còn một chén nhỏ thì dừng.
  • Nước thuốc thu được dùng để ngậm trong vòng vài phút, sau đó súc miệng.
  • Bạn có thể thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc an thần, giảm lo âu, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: 20gr cây Hoàng Liên, 16gr xích đan và 10gr cam thảo.
  • Dược liệu mang đi tánh thành bột mịn. Sau đó lấy một ít rượu trắng đun lên cho nóng. Trộn đều và vo thành từng viên nhỏ như đậu xanh.
  • Mỗi ngày uống 10 viên, thực hiện kiên trì, đều đặn hàng ngày để đạt được kết quả nhanh chóng.

Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm ban đêm

  • Chuẩn bị: Cây Hoàng Liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị 8 – 12gr, hoàng kỳ 16 – 24gr, đương quy, thục địa, sinh địa mỗi vị 12gr cùng táo nhân, long nhãn.
  • Tất cả các dược liệu đem đi sắc với nước. Uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-4

cây thuốc hoàng liên

Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột từ cây Hoàng Liên

  • Chuẩn bị: 80gr Hoàng Liên,20gr mộc hương.
  • Dược liệu mang đi nghiền thành bột mịn. Sau đó tẩm mật và vo thành những viên nhỏ.
  • Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 2 – 8gr dược liệu uống cùng với nước đun sôi để nguội.

Bài thuốc chữa buồn nôn, nôn do mang thai, vị nhiệt

  • Chuẩn bị: Cây Hoàng Liên, tô diệp mỗi vị 7 phân.
  • Dược liệu sắc kỹ với nước rồi chia thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi dứt hẳn các dấu hiệu.

Bài thuốc chữa nôn ra máu, chảy máu cam do tà hỏa

  • Chuẩn bị: dược liệu gồm 8gr Hoàng Liên, 12gr đỗ phụ và 16gr đại hoàng.
  • Dược liệu đem sắc với nước, lọc bỏ bã để uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

  • Chuẩn bị: Hoàng Liên, trạch tả, hạt dành dành, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8gr, 12gr bạch thược và 6gr mỗi vị trần bì, ngô thù.
  • Đem tất cả dược liệu kể trên sắc cùng với 1 lít nước. Cho đến khi chỉ còn lại 1/2 thì lọc bỏ bã. Chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
  • Uống một thang mỗi ngày trong thời gian dài sẽ giúp bệnh tình của bạn chuyển biến tích cực.

Bài thuốc trị phát ban, sốt cao

  • Dược liệu cần có gồm: Cây Hoàng Liên, hỏa sâm, hạt dành dành mỗi vị 8gr.
  • Sắc các dược liệu trên lấy nước thuốc uống trong ngày.
  • Nếu sốt cao, bạn có thể dùng lúc đang lên cơn sốt để tránh diễn biến xấu như co giật. Nếu bị phát ban thì tốt nhất nên uống 1 thang mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc cây hoàng liên chữa cam nhiệt ở trẻ em

  • Chuẩn bị dược liệu: Hoàng Liên, bạch thược, liên tử, đậu ván trắng, thăng ma, tịch lãnh, cam thảo, hồng khúc.
  • Sắc dược liệu và dùng uống hàng ngày

Và hơn thế nữa

  • Ngoài ra, berberine Hoàng Liên còn có tác dụng cải thiện bệnh lý β-amyloid, gliosis. Cải thiện suy giảm nhận thức đối với bệnh Alzheimer thông qua việc ức chế đáng kể acetylcholinesterase. Tác dụng tương tự đối với việc chống trầm cảm. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể đánh giá chuyên sâu hơn về những tác dụng này.
  • Tuy nhiên, trên thực tế, Hoàng Liên hiếm khi được sử dụng như một vị thuốc trong các phòng khám. Thay vào đó, nó thường được kê đơn kèm theo các loại thuốc khác để có thể giảm tác dụng phụ của nó. Các tác dụng phụ bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn cũng được ghi nhận khá nhiều, Đây cũng chính là phương dược trong một phương thức y học cổ truyền.
MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-3

cây thuốc hoàng liên

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng của Hoàng Liên

  • Nhằm điều trị tình trạng đau bụng, bạn có thể sử dụng 1ml hỗn hợp Hoàng Liên cùng những loại thảo dược khác trong vòng 4 tuần. Liều lượng của cây Hoàng Liên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó còn căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề liên quan khác. Cây Hoàng Liên cũng có thể sẽ không an toàn. Do đó, mọi người nên trao đổi trước với các bác sĩ/dược sĩ để tìm ra được liều lượng phù hợp nhất trước khi sử dụng.

Đối với loại cây thuốc, vị thuốc Hoàng Liên thường được tiến hành bào chế ở các dạng:

  • Trà.
  • Ngâm rượu.
  • Chiết xuất.

Một số tác dụng phụ khi dùng Hoàng liên
Trong quá trình sử dụng cây Hoàng Liên mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác buồn nôn, nhiễm độc gan.
  • Gây cảm giác chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
  • Huyết áp thấp.
  • Cảm giác ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương.
  • Tuy nhiên, không phải ai khi sử dụng cây thảo dược Hoàng Liên cũng gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra cũng có một số tác dụng phụ khác không được đề cập cụ thể tại đây. Do đó, nếu như gặp bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về những tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến từ những bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý quan trọng trước khi sử dụng Hoàng Liên

  • Hoàng Liên dù là thảo dược không chứa độc tố nhưng lại có dược tính tương đối mạnh. Vậy nên, trong quá trình sử dụng người dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
  • Cần phân biệt được cây Hoàng Liên với các loại cây hoa Hoàng Liên, Hoàng Liên gai,… Tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đối với người đang điều trị bệnh bằng thuốc tây y thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không dùng các bài thuốc từ Hoàng Liên khi đang trong quá trình sử dụng thuốc Tây.
  • Một số đối tượng không nên sử dụng gồm: người bị khí hư, thiếu máu, tỳ vị yếu, mất ngủ hậu sản, phiền nhiệt táo khát, huyết hư gây sốt, thủy đậu ở trẻ em, tiêu chảy do dương hư, tỳ vị hư hàn, âm hư, nội nhiệt phiền táo, chân âm bất túc, hư tiết tả,…
  • Tác dụng phụ của Hoàng Liên có thể cộng hưởng với một số loại thuốc khác gây hại cho gan. Vậy nên phải thật cẩn trọng khi sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Không đồng thời sử dụng cây Hoàng Liên với các nguyên liệu, dược liệu sau: thịt lợn, cúc hoa, cương tàm, huyền sâm, cây cỏ xước, nguyên hoa, bạch tiễn bì.
  • Hoàng Liên cần phải được lưu trữ tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa nhiệt độ cũng như các vị trí ẩm ướt.
  • Mọi người cần phải theo dõi những triệu chứng nhiễm độc gan. Chẳng hạn như gan hoạt động nhiều hơn, đau nhức tại vùng xương sườn, phân có màu đất sét, vàng da. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng kể trên, tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng.
  • Các quy định đối với cây Hoàng Liên có phần ít nghiêm ngặt hơn so với quy định của tân dược. Vì vậy hãy nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định rõ mức độ an toàn của loại thuốc này. Những lợi ích của quá trình dùng cây thuốc Hoàng Liên cần phải được cân nhắc kỹ càng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Vì vậy cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn hỗ trợ kĩ càng.

Mức độ an toàn của thảo dược Hoàng Liên như thế nào?

  • Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ thông tin về mức độ an toàn khi sử dụng cây Hoàng Liên đối với phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú. Vậy nên tốt nhất những đối tượng này không nên sử dụng Hoàng Liên.
  • Loại thuốc từ Hoàng Liên có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì vậy sẽ làm những bệnh về hệ miễn dịch trở nên trầm trọng hơn. Do đó, không được sử dụng Hoàng Liên nếu bạn có bệnh về hệ miễn dịch.
  • Theo đó, một số loại chiết xuất từ cây Hoàng Liên sẽ có khả năng kích thích sự tiết mật của túi mật. Khiến cho đường dẫn mật có thể bị nghẽn. Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng Hoàng Liên gây độc hại với gan. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng Hoàng Liên nếu như bạn đang mắc phải các bệnh lý về gan.
MELA-Tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-ve-chiet-xuat-Hoang-Lien-1

cây thuốc hoàng liên

Hoàng liên tương tác với những gì?

  • Hoàng Liên có khả năng tương tác với các loại thuốc khác hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Do đó, mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ trước khi quyết định sử dụng.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin mà Mela chia sẻ nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại chiết xuất Hoàng Liên này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên theo dõi Mela mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết bổ ích nào bạn nhé!

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    11/02/2023 | Cẩm nang
    Tóc bạc sớm là tình trạng không chỉ gặp phải ở những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng bạc tóc sớm? Trong bài viết dưới đây, Mela sẽ bật mí cho bạn những cách làm tóc đen tự nhiên siêu đơn giản, hiệu quả và cực kỳ an toàn, giúp mái tóc ngày một chắc khỏe, đen bóng. Cùng theo dõi nhé!
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Chăm sóc làn da của bạn nên là một phần thiết yếu của chế độ sức khỏe của bạn. Xét cho cùng, nó là cơ quan lớn nhất của cơ thể bạn. Cùng Mela tìm hiểu về 4 loại Vitamin tốt nhất cho làn da của bạn qua bài viết dưới đây nhé.
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Từ lâu, nghệ đã được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp bởi tác dụng thần kỳ mà nó đem lại. Chính vì thế, hãy cùng Mela tìm hiểu về chiết xuất Nghệ và tất tần tật mọi điều bạn cần biết qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Với mật độ nắng nóng và oi bức của mùa hè, làn da bạn có thể bị mất nước, khô, sạm màu, làm tăng tình trạng mụn trứng cá, thâm và sẹo mụn. Không phải ai cũng biết cách duy trì làn da sáng khỏe trong mùa hè.
  •  
     
    10/02/2023 | Cẩm nang
    Làm đẹp da để tự tin, xinh đẹp và giữ gìn nét đẹp thanh xuân lâu dài luôn là mong ước của chị em phụ nữ. Thay vì sử dụng các loại hóa chất, mỹ phẩm đắt tiền và tốn kém, xu hướng làm đẹp từ các nguyên liệu tự nhiên như: Nước vo gạo, trứng, mật ong, nha đam, sữa chua,… an toàn mà hiệu quả. MELA sẽ bật mí 10 bí quyết dưỡng da mặt mà bạn không nên bỏ qua.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, tác hại của tia UV và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của bạn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều được giải quyết khi áp dụng 7 mẹo chăm sóc da từ chuyên gia.

    Nhiệt độ tăng cao trong những tháng mùa hè, kết hợp với độ ẩm và nắng nóng, có thể làm tăng hoạt động của các tuyến bã nhờn. Điều này khiến da dầu tiết dầu nhiều hơn và da khô trở nên thô ráp.

    Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, sắc tố melanin tiết ra nhiều hơn, làm thay đổi màu da, thậm chí là sạm da. Hơi nóng cũng có thể khiến lỗ chân lông mở ra nhiều hơn, có thể bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu, vi khuẩn gây mụn và các vết thâm trên mặt.‏
    ‏Dưới đây là 7 mẹo chăm sóc da trong mùa hè từ chuyên gia.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Bạn đã bao giờ nhận thấy làn da của mình phản ứng như thế nào với sự thay đổi của các mùa trong năm? Nếu vậy, bạn có thể nhận thấy rằng da của bạn thường có vẻ trở nên khô hơn và bong tróc hơn trong những tháng mùa đông lạnh hơn. Cùng Mela tìm hiểu về da khô và mẹo chống khô da vào mùa đông qua bài viết dưới đây nhé.
    - không khí lạnh
    - nhiệt độ khô trong nhà
    - độ ẩm thấp
    - gió mùa đông khắc nghiệt
    Đều có thể làm mất độ ẩm trên da của bạn. Điều này có thể khiến làn da của bạn trông kém rạng rỡ hơn rất nhiều so với bình thường – không chỉ trên khuôn mặt của bạn mà còn cả bàn tay, bàn chân và các vùng khác tiếp xúc với các yếu tố này.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Một mái tóc mượt mà, chắc khỏe là mong ước của không ít chị em phụ nữ. Môi trường ô nhiễm hiện nay cùng tình trạng sử dụng nhiều hóa chất,… khiến cho mái tóc hư tổn, gãy rụng. Không cần phải tới salon để dưỡng tóc, chỉ với các bước chăm sóc tóc tại nhà đơn giản dưới đây, bạn sẽ sở hữu mái tóc đẹp mềm mại như mong muốn. Hãy cùng Mela tìm hiểu nguyên nhân làm tóc hư tổn cũng như tìm hiểu 9 cách chăm sóc tóc nhanh dài qua bài biết dưới đây nhé.
  •  
     
    08/02/2023 | Cẩm nang
    Bài viết dưới đây, Mela chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về hóa chất Coco diethanolamide. Hóa chất này có những công dụng gì trong đời sống và làm đẹp. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
  •  
     
    07/02/2023 | Cẩm nang
    Trong cuộc chiến chống lại mụn, có một số thành phần mà bạn nên biết và không nên bỏ qua. Axit salicylic là chất đứng đầu danh sách đó. Nói một cách đơn giản, axit salicylic là một trong những kẻ thù lớn nhất của mụn trứng cá. Vậy, axit salicylic có tác dụng gì đối với da. Đâu là cách tốt nhất để tận dụng lợi ích của nó? Để tìm hiểu, Mela đã tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận để giúp phân tích chính xác axit salicylic là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Ai nên và không nên sử dụng nó cũng như lý do tại sao nó lại là thành phần nền tảng trong cuộc chiến chống lại mụn.